Trang Chủ Kiến Thức Giao DịchPhân Tích Kỹ ThuậtMÔ HÌNH NẾN MÔ HÌNH NẾN UPSIDE GAP TASUKI – GAP TĂNG TASUKI

MÔ HÌNH NẾN UPSIDE GAP TASUKI – GAP TĂNG TASUKI

Bởi Xuan Bui
1148 Xem

Mô hình Gap tăng Tasuki ( Upside Gap Tasuki Candlestick Pattern )

Mô hình giá Gap tăng Tasuki là mô hình giá tiếp diễn thường xuất hiện khi xu hướng tăng. Nến 1 là nến tăng giá. Nến 2 là nến tăng giá  có thân nhỏ và có khoảng trống giá tăng giữa nến 1 và 2 ( Gap Up ). Nến 3 là nến giảm giá có giá mở cửa bên trong thân nến 2 và đóng cửa bên dưới thân nến 2, che lấp một khoảng trống giá tăng giữa nến 1 và 2. Thường thì nến tăng giá thứ 2 và nến giảm giá thứ 3 có kích thước tương đương nhau. Theo Nison ( 1991, p.129), giá đóng cửa của nến 3 là điểm mua vào. Cũng cần ghi nhớ rằng khoảng trống giá ( gap ) có thể được xem như vùng hỗ trợ. Theo đó, mua vào tại giá đóng cửa nến 3 ngay vùng giá cửa sổ ( Windows – một tên khác của khoảng trống giá) đồng nghĩa với việc xem vùng giá này như một vùng hỗ trợ cho xu hướng tăng tiếp tục trở lại sau đó.

Mô hình gap giảm Tasuki ( Downside gap Tasuki Candlestick Pattern )

Mô hình giá gap giảm Tasuki là mô hình cụm 3 nến tiếp diễn thường xuất hiện trong xu hướng giảm. Nến 1 là nến giảm giá mạnh. Nến 2 là nến giảm giá có thân nến nhỏ và có khoảng trống giá giữa nến 1 và 2. Nến thứ 3 là nến tăng giá có giá mở cửa nằm bên trong thân nến 1 và đóng cửa bên trên thân nến 2, che lấp một khoảng trống giá giữa nến 1 và nến 2. Thường thì nến 2 và nến 3 có kích thước tương đương nhau. Rhoads ( 2008, p241 ) cho rằng giá đóng cửa của nến thứ 3 là điểm bán ra. Logic ở đây là vùng cửa sổ ( Windows ) xuất hiện trong xu hướng giảm được xem như vùng kháng cư. Nến thứ 3 tăng giá và đóng cửa trong vùng này, do đó các Trader đặt lệnh bán ở vùng này thường kì vọng vùng kháng cự mới sẽ khiến giá ngừng tăng lê và xu hướng sẽ lại tiếp tục đi xuống.

Biểu đồ minh họa mô hình Upside Gap Tasuki trên biểu đồ

Biểu đồ giá Nasdaq 100EFT ( QQQ) cho ví dụ về mô hình Upside Gap Tasuki. Nến 1 tăng giá, theo sau là một khoảng trống giá và có một cây nến tăng giá ( nến 2 ). Nến thứ 3 trong mô hình là nến giảm giá, bóng nến 3 sử dụng đường line bên trên vùng cửa sổ như ngưỡng hỗ trợ. Các Trader sẽ đặt lệnh mua ngay khi nến 3 đóng cửa và kiếm được khoảng lời cao theo như biểu đồ giá bên trên.

Biểu đồ minh họa Downside Gap Tasuki

Biểu đồ giá Silver ETF (SLV) cho ta ví dụ mô hình Downside Gap Tasuki. Nến 1 là nến giảm giá, theo sau là một khoảng trống giá và một cây nến giảm giá ( nến 2 ). Nến 3 là nến tăng giá, chê lấp một phần khoảng trống giá giữa nến 1 và 2. Nến thứ 3 đóng cửa là tín hiệu bán ra. Xu hướng tiếp tục đi xuống, giá sau đó lại tiếp tục sử dụng vùng cửa sổ như vùng kháng cư.

Nhóm Biên Tập Forexviet

Bài Viết Liên Quan